[Kinh nghiệm] Kiểm tra máy laptop khi mua máy.

By
Advertisement


1. Kiểm tra tổng thể ngoại hình bên ngoài: các mặt xem có trầy xướt, cấn móp gì không? xem có giống với ảnh nhà cung cấp công bố, xem có bị phình, phồng rột chổ nào không? xem kỹ các góc và các đường viền của máy xem có vấn đề gì không? Xem thử có đủ phụ kiện kèm theo không? (như là sạc pin , bút cảm ứng (tùy loại máy) ...). khi máy hoạt động rờ xem có bị cảm giác rò điện lên tay không? nhất là với các máy vỏ kim loại


2. Kiểm tra cấu hình máy có đúng thông tin mà nhà cung cấp công bố. Mở máy vi tính lên, nếu là máy mới thường lần đầu tiên mở máy sẽ phải thiết đặt windows nên sẽ mất một chút thời gian để thiết đặt ban đầu. Kiểm tra bằng các công cụ hệ thống như system infomation, dxdiag, device manager, hoặc vào Bios mà xem... Chủ yếu là xem thông số CPU, RAM, GPU.


3. Kiểm tra màn hình:
    - Kiểm tra xem có điểm chết hay không? https://www.youtube.com/watch?v=gIA_4nV-CqE
    - Chia màn hình ra làm 9 phần, xem 9 phần đó độ sáng có đồng đều không?
    - Kiểm tra thông số màn hình như độ sáng màn hình, độ bao phủ màu...
    - Kiểm tra các viền màn hình xem có dày đồng đều không? đọ cứng của viền màn hình như thế nào, có rung lắc không?
    - Kiểm tra xem độ võng của màn hình khi đóng máy ntn? có bị võng nhiều khi nhấn nhẹ không? vì nếu võng nhiều thì bàn phím sẽ ép ngược trực tiếp lên màn hình, nhẹ thì in hằn dấu vết, nặng thì gây hỏng màn hình.


4. Kiểm tra bàn phím: trước khi mua máy nên xem ảnh quảng cáo xem bàn phím có layout gì, thường thì tại Việt Nam sẽ dùng nhiều layout bàn phím của Mỹ (US). Các layout máy như EU hay Nhật sẽ rất bất tiện khi gõ (cảm quan cá nhân mình vì quen dùng layout kiểu Mỹ). Còn không biết thì hỏi người bán về layout của bàn phím.

    - Kiểm tra độ nảy của phím: thường các loại bàn phím kiểu chicklet sẽ gõ rất dễ chịu, độ nảy và phản hồi rất tốt. độ nảy thì tùy vào cảm giác mỗi người khác nhau, có người gõ như đập mới khoái, có người thì nhẹ nhàng tình cảm là được, nhưng đâu đó hành trình phím các dòng máy tính hiện tại rớt vào khoảng 0.9mm đến 1.35mm.
    - Kiểm tra xem có liệt phím nào không? https://en.key-test.ru/
    - Một số bàn phím có đèn nền, kiểm tra xem các chế độ sáng của bàn phím, đèn bàn phím là đơn sắc hay đa sắc, độ sáng trên các phím có đồng đều không? có phím nào không sáng, sáng yếu, sáng không đều giữa các phím khi bật đèn nền bàn phím không?
    - Kiểm tra xem độ lắc khi gõ bàn phím (bao gồm lắc bàn phím và lắc màn hình), độ lắc khi nhấn một phím rồi giữ và lắc tay nhấn xuống xem độ nhúng khi nhấn đó có làm máy ọp ẹp hay phát tiếng kêu gì không?


5. Kiểm tra bàn rê (touchpad): 
    - Kiểm tra thao tác rê, vuốt khi dùng 1 ngón tay, 2 ngón tay, 3 ngón tay, 4 ngón tay ( hiện nay một số bàn phím hỗ trợ tối đa 4 ngón tay, xem các thao tác có phản hồi tốt không? độ nhạy ra sao?
    - Kiểm tra nhấn của bàn rê: nhấn 4 góc, nhấn chính giữa.
    - Một số bàn rê hiện tại có tích hợp thêm chức năng khác, kiểm tra hoạt động của các chức năng này.


6. Kiểm tra Pin máy tính: phải dùng phần mềm thôi, cái này nhà cung cấp uy tín là được, chứ pin thì pháp sư Trung Quốc nó phù hay lắm, phần mềm kiểm cũng chết trừ khi mình cũng là pháp sư. Dùng BATTERYMON thử xem sao.


7.  Kiểm tra ổ đĩa cứng: thường thì dùng phần mềm kiểm:
    - Kiểm tra dung lượng theo thông tin nhà cung cấp công bố.
    - Tình trạng ổ cứng còn tốt không: hard disk sentinel
    - Kiểm tra tốc độ đọc ghi của đĩa: Crystal Disk Info


8. Kiểm tra wifi :
    - Xem kết nối vào một mạng được không?
    - Chạy Speed Test thử rồi thử lại cũng máy đó nếu kết mạng LAN bằng dây, so sánh sơ trên % tốc độ Lan và tốc độ băng tần xem chênh lệch bao nhiêu %, Cái này người có chuyên môn thì đụng, người không có chuyên môn mà dùng không hiểu thì chỉ có gây sự với người bán không giải quyết vấn đề.
    - Kiểm tra độ ổn định của wifi: cái này cần test trong mấy ngày trong hạn đổi trả, kiểm tra liền không có kết quả liền, phải theo dõi mấy ngày thôi.
    - Một số máy có phím vật lý tắt/ mở card wifi, dùng thử xem có hoạt động không?
    - Đối với các dòng CPU mới (intel từ gen4 vpro, amd thường có sẵn) thì kiểm tra wireless display xem hoạt động không?


9.  Kiểm tra webcam: 
    - Kiểm tra hoạt động: https://webcamtests.com/
    - Nếu webcam có phím tắt/ mở/ che webcam vật lý, thử xem có hoạt động không?


10. Kiểm tra loa:
    - Xem lại thông số máy xem máy có mấy loa.
    - Mở nhạc lên xem có phát ra loa không? điều chỉnh L R xem trường hợp nhiều loa có tách loa phát.
    - Xem âm lượng lớn bé thế nào.


11. Kiểm tra Bluetooth: xem có kết nối với bluetooth điện thoại được không? share thử 1 file qua có nhận được không? hoặc là thử kết nối loa bluetooth xem có phát nhạc được không? bấm phím vật lý trên lòa như tăng giảm âm thanh xem có phản hồi trên máy không, kết nối có ổn định không thì phải theo dõi 1 thời gian mới biết.


12. Kiểm tra cổng kết nối: Tùy vào máy mà có thiết kế cổng kết nối khác nhau, thử các kết nối như gắn thử USB, xuất hình ảnh HDMI, hoặc gắn các kết nối theo các cổng máy hỗ trợ xem máy có nhận biết, hoạt động hay không? Các cổng này phải theo dõi một thời gian.


13. Kiểm tra tản nhiêt: cho máy tính chạy full load trong vòng 10 - 15 phút, xem quạt tản nhiệt hoạt động có hiệu quả không? có tiếng ồn lớn không? nhiệt độ tăng tối đa đến mức nào, có chấp nhận được theo thông số nhà cung cấp đưa ra không? bề mặt máy laptop có nóng ở những điểm nào, nóng hay ấm, chấp nhận được không? từ khi giảm hoạt động nặng về bình thường thì mất bao nhiêu lâu? Phần mềm theo dõi nhiệt dùng Core Temp


14. Kiểm tra RAM: thường thì RAM nhà cung cấp sẽ kiểm tra rất kỹ trước khi giao (cái này ncc uy tín nha) và quá trình kiểm tra thường sẽ mất một thời gian, nên ta kiểm tra gần sau cùng. Có thể dùng công cụ Windows Memory Diagnostic có sẵn trong windows.


15. Mở mặt dưới của máy để xem bên trong xem , nếu là máy mới thì có sạch sẽ không? có bụi bẩn không? nếu có yêu cầu nhà cung cấp vệ sinh, tra keo, bôi dầu các thứ.


16. Kiểm tra bảo hành với người bán: tùy vào hàng chính hãnh hay xách tay, người bán Uy tín hay không nằm ở chổ này, quy định đổi trả ra sao, quy trình xử lý bảo hành thế nào, hỗ trợ của họ trong bao lâu? được tính thế nào? gia hạn bảo hành ra sao? bảo hành ở đâu? như thế nào được bảo hành, như thế nào không được bảo hành? Xem cam kết của người bán thế nào nhất là vụ máy MDM, MAM sẽ bị khóa vì máy này có thể là máy ăn cắp (trường hợp máy cũ)


Bài này không copy sao chép ở đâu, nên đọc chủ ý cá nhân nhiều,Vậy đến đây thôi hén. Chúc vui vẻ. 
Thi Võ



0 blogger:

Đăng nhận xét